Những thông tin thú vị về Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á

Bóng đá Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước chuyển mình khá rõ rệt trong những năm gần đây. Các đội bóng đá nam và nữ liên tục giành được những thứ hạng cao trong khu vực cũng như bảng xếp hạng của liên đoàn FIFA.

Đã có những cầu thủ ra nước ngoài thi đấu ở những giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Có thể kể đến như: trung vệ Đoàn Văn Hậu thi đấu tại giải VĐQG Hà Lan, thủ môn Neil Etheridge đã có thời gian chơi ở Premier League… 

Tất cả những số liệu nói trên, cho thấy sự phát triển theo chiều hướng tích cực mà bóng đá khu vực có được. Để có được những thành tích đáng tự hào như vậy, chúng ta phải nhắc đến sự điều hành của liên đoàn bóng đá Đông Nam Á.

Họ đã tổ chức những giải đấu cũng như bước đi vô cùng đúng đắn để vực dậy nền bóng đá của toàn khu vực. Để có được nhiều hơn thông tin về liên đoàn này, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Lịch sử hình thành và phát triển của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á 

Một số thông tin liên quan

Liên đoàn bóng đá ASEAN hay còn gọi với cái tên liên đoàn bóng đá khu vực Đông Nam Á. Có tên viết tắt là AFF (Asean Football Federation) được thành lập vào năm 1984. Tổ chức này thành lập để điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến bóng đá trong khu vực.

liên đoàn bóng đá Đông Nam Á

AFF là thành viên chính thức của liên đoàn bóng đá Châu Á năm 1990, có trụ sở đặt tại thành phố Selangor, Malaysia.

Với hơn 36 năm hình thành và phát triển, liên đoàn bóng đá khu vực bóng đá Đông Nam Á đã có tổng cộng 12 thành viên. Đó là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Lào, Brunei, Đông Ti Mo, Philippines, Myanmar và Australia.

Ba loại hình bóng đá được liên đoàn trực tiếp quản lý bao gồm: bóng đá chuyên nghiệp 11 người, Futsal và bóng đá bãi biển.

Lịch sử các đội bóng tham gia liên đoàn bóng đá Đông Nam Á 

Như đã nói ở trên, AFF hiện đang có 12 quốc gia làm thành viên chính thức. Với từng khoảng thời gian tham gia liên đoàn này cụ thể như sau:

  • Brunei trở thành thành viên chính thức năm 1984
  • Malaysia tham gia liên đoàn bóng đá khu vực Đông Nam Á năm 1984
  • Philippines là thành viên chính thức của hiệp hội bóng đá AFF năm 1984
  • Singapore tham gia liên đoàn này năm 1984
  • Thái Lan trở thành thành viên chính thức năm 1984
  • Indonesia cùng với 5 quốc gia trên đồng sáng lập tổ chức AFF năm 1984
  • Bóng đá Việt Nam là thành viên chính thức năm 1996
  • Bóng đá Campuchia tham gia vào năm 1996
  • Bóng đá quốc gia Myanmar trở thành thành viên chính thức 1996
  • Bóng đá quốc gia Lào tham gia vào năm 1996
  • Quốc gia Đông Ti Mo là thành viên thứ 11 của liên đoàn này vào năm 2004
  • Vào năm 2013, đại diện bóng đá Châu Đại Dương là Australia xin gia nhập tổ chức AFF 

bóng đá

Những giải đấu lớn được tổ chức bởi liên đoàn bóng đá Đông Nam Á 

Giải bóng đá nam AFF Suzuki cup

Tiền thân của giải đấu AFF Cup có tên là Tiger Cup, được tổ chức lần đầu tiên năm 1996. Đây là giải bóng đá nam được tổ chức thường niên 2 năm một lần dành cho các quốc gia làm thành viên của liên đoàn bóng đá khu vực Đông Nam Á. Tính đến nay đã có 12 lần diễn ra với 4 nhà vô địch. Cụ thể như sau

  • Thái lan là đội bóng giàu thành tích nhất với 5 lần vô địch vào các năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016
  • Singapore với 4 lần vô địch AFF vào các năm: 1998, 2004/2005, 2007 và 2012
  • Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam với 2 lần đăng quang vào các năm 2008 và 2018
  • Bóng đá nam Malaysia đã lên bục vinh quang một lần duy nhất vào năm 2010.

Giải bóng đá nữ vô địch Đông Nam Á 

Đây là giải đấu được tổ chức thường niên dành cho các đội bóng đá nữ quốc gia trong khu vực. Giống như AFF Suzuki cup, giải bóng đá trên cũng được tổ chức và điều hành bởi liên đoàn bóng đá ASEAN. Giải đấu này được diễn ra lần đầu tiên vào năm 2004.

liên đoàn bóng đá Đông Nam Á

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 11 lần tổ chức với 4 nhà vô địch, 2 đội bóng thành viên và 2 đội bóng khác mời.

  • Đội bóng đá nữ Thái Lan đang nắm giữ kỷ lục của giải đấu với 4 lần đăng quang vào các năm 2011, 2015, 2016 và 2018
  • Đứng thứ 2 trong danh sách này, với 1 lần ít hơn Thái Lan là đội bóng đá nữ quốc gia Việt Nam. Họ lên ngôi vô địch vào các năm 2006, 2012 và 2019
  • Đội bóng đá nữ Myanmar đã có cho mình 2 chiếc cúp vô địch vào các năm 2004 và 2007
  • Hai đội bóng khách mời tham gia giải đấu đã cùng dành được một chức vô địch đó là: U20 Australia vào năm 2008 và U23 Nhật Bản vào năm 2013

Tạm kết

AFF đang có những bước đi vững chắc để làm vực dậy và phát triển nền bóng đá toàn khu vực. Trên đây là toàn bộ những thông tin về liên đoàn bóng đá Đông Nam Á mà chúng tôi muốn gửi đến toàn thể bạn đọc.

Hy vọng với những chia sẻ  hữu ích này đã góp phần nâng cao kiến thức bóng đá của các bạn. Cảm ơn bạn đọc luôn đồng hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *