Otaku là gì? Dấu hiệu nhận biết và hậu quả mà nó để lại

Đối với những người yêu thích và đam mê văn hoá Nhật Bản, chắc hẳn đã từng ít nhất một lần nghe thấy cụm từ “Otaku”. Mặc dù vậy, không phải ai cũng đã hiểu Otaku là gì, ý nghĩa của nó, cũng như những cách nhận biết một Otaku chính hiệu. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này.

Otaku là gì?

Otaku là một từ tiếng Nhật, được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là “Quý ngài”. Tuy nhiên, người ta thường hiểu cụm từ này theo nghĩa bóng, với ý nghĩa là người có sự hâm mộ cuồng nhiệt đối với anime, manga, cosplay, trò chơi điện tử hay vocaloid,…

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều người ở Nhật Bản hay thậm chí trên thế giới vẫn tự coi mình là một Otaku. Một cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 2013 ở 137,734 thanh thiếu niên tại Nhật Bản, trong số đó chiếm 42,2% số người tự nhận mình là Otaku.

Otaku là gì?
Otaku là gì?

Mọi người gọi mình là Otaku với nhiều hình thức khác nhau, nhưng họ có một điểm chung đó là có niềm đam mê bất diệt đối với những thứ mà họ yêu thích. Tuy nhiên, Otaku là gì thì chưa có một định nghĩa nào chính thức. Bởi ở mỗi nền văn hoá khác nhau, Otaku lại được sử dụng theo một cách khác nhau.

Otaku thường xuyên sưu tầm các thể loại truyện tranh hay đồ chơi về nhân vật mà họ yêu thích, thậm chí họ còn mua trang phục về để hoá trang cho giống những nhân vật này.

Các loại Otaku phổ biến trong xã hội

  • Game
  • Anime
  • Anime figure
  • Manga
  • Idol
  • Train
  • Kakure
  • Zanson gachiotaku.

Otaku mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực?

Đối với nhiều Otaku, họ thường biến niềm vui của mình thành công việc. Họ sẽ làm những nghề vừa có thể nuôi sống mình lại vừa có thể thoải mái với đam mê. Chính vì vậy, khi nhắc đến cụm từ Otaku, nhiều người thường nghĩ nó hơi mang xu hướng tiêu cực.

Otaku hầu hết sẽ được hiểu theo nghĩa tiêu cực
Otaku hầu hết sẽ được hiểu theo nghĩa tiêu cực

Không chỉ thế, cuộc sống của Otaku dường như tách biệt hoàn toàn khỏi xã hội (sống bên ngoài xã hội). Những Otaku thường đắm chìm trong sở thích mà quên đi việc giao tiếp, thường không có quá nhiều phản ứng với mọi vật xung quanh.

Phần lớn bạn sẽ thấy Otaku ở trong nhà thường xuyên, tiếp xúc với không gian của truyện tranh, hoạt hình,… Nếu có ra ngoài, bạn cũng sẽ bắt gặp họ ở những cửa hàng đĩa phim, cửa hàng truyện,… 

Otaku mang hơi hướng tiêu cực bởi vì nó không phải chỉ một fan hâm mộ thông thường, mà đó là sự yêu thích cuồng nhiệt và điên rồ, một sự yêu thích thái quá. Tuy nhiên, vì mỗi người đều có sở thích riêng của mình, nên cụm từ này không hề bị cấm đoán mà vẫn được sử dụng rộng rãi. 

Phân biệt Otaku, Wibu và Hikikomori

Có khá nhiều người tranh cãi các thuật ngữ này giống hay khác nhau, có thể giải thích cơ bản như sau. Đối với Wibu, đây cũng là một cụm từ chỉ sự yêu thích đối với manga, hoạt hình 2D,… giống Otaku, nhưng Wibu là từ để chỉ một người nước ngoài, còn Otaku là chỉ người Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu nói Otaku mang tính tiêu cực, thì Wibu lại có phần hơn thế. Bởi những lý do sau đây:

  • Wibu nhận định rằng không có bất kỳ một môn nghệ thuật nào khác có thể hơn được manga.
  • Wibu luôn tôn sùng đất nước Nhật Bản. Dù là người nước ngoài, nhưng họ luôn muốn tới Nhật để sinh sống và cho rằng đất nước của mình không văn minh bằng Nhật Bản.
  • Wibu luôn gây khó chịu cho người khác vì sự đam mê của họ.

Còn đối với Hikikomori, đây là tả về triệu chứng mất giao tiếp xã hội (Otaku chỉ dừng ở mức không thích, còn Hikikomori là không thể). Hikikomori chỉ người đam mê với một thứ gì đó trong nhiều năm, đóng mình không giao tiếp với người ngoài, chỉ nói chuyện một mình với những nhân vật tưởng tượng.

So với Wibu thì Otaku vẫn chưa thể sánh bằng độ tiêu cực
So với Wibu thì Otaku vẫn chưa thể sánh bằng độ tiêu cực

Cách nhận biết một Otaku 

Nếu bạn thấy một người có những dấu hiệu sau đây, rất có thể họ là một Otaku.

  • Thường xuyên nhốt mình trong phòng hoặc đến các cửa hàng truyện tranh, băng đĩa.
  • Phòng của họ là một thế giới thu nhỏ chỉ toàn là poster anime, đồ cosplay,…
  • Chỉ có hứng thú với âm nhạc Nhật Bản.
  • Luôn dành thời gian của mình để đọc những cuốn anime khó hiểu nhất.
  • Biết và thuộc toàn bộ nội dung của các cuốn truyện hay cốt truyện nhân vật.
  • Lúc nào cũng trong trạng thái suy nghĩ đến các nhân vật và tự nói chuyện với các nhân vật tưởng tượng.
  • Thừa nhận mình là một Otaku mà không sợ mọi người dị nghị, bàn tán.
  • Thường xuyên thu mình, khó bắt chuyện và tiếp xúc với người khác.
  • Cảm thấy năng động, hoạt bát hơn vào các lễ hội cosplay.
  • Không còn nhu cầu giải trí nào khác.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao Shinobu lại chết trong truyện Thanh Gươm Diệt Quỷ?

Cụm từ “Otaku” tại một vài nước khác trên thế giới

Trong tiếng Anh, Otaku còn được gọi là Geek hoặc Nerd, chỉ những người yêu thích và hâm mộ anime, manga, game Nhật Bản. Cũng chính nhờ vào những biến chuyển của cụm từ này trong xã hội phương Tây, thuật ngữ Otaku đã trở nên ít tiêu cực hơn trước. Còn tại Việt Nam, cụm từ Otaku là gì vẫn còn khá xa lạ với nhiều người.

Tạm kết

Trên đây chúng tôi đã lý giải được cho bạn ý nghĩa cụm từ Otaku là gì, cũng như đưa ra một vài thông tin thú vị khác xoay quanh khái niệm này. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những Otaku.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *